XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÍA ĐƯỜNG BẰNG CÔNG NGHỆ VI SINH TIÊN TIẾN.
Sự phát triển của ngành Mía Đường Việt Nam đã đem lại nhiều nguồn lợi ích cho đất nước, song chính nó cung đã thải vào môi trường một lượng chất thải khổng lồ gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Trước hiện trạng đó nước để giải quyết vấn đề này nước ta nghiên cứu một số ứng dụng để giảm thiểu xử lý một phần chất thải gây ra, đồng thời với mục đích tái chế những phế thải đó sử dụng cho mục đích khác, dưới đây là một số nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật xử lý chất thải nhà máy mía đường.
Với mục tiêu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải của các nhà máy đường tạo ra, đồng thời sản xuất phân sinh học có chất lượng cao từ các chất thải này, chúng tôi nghiên cứu và sản xuất chế phẩm vi sinh vừa có khả năng phân hủy cellulose, vừa có khả năng phân hủy chất sáp và có khả năng kích thích sinh trưởng và mùn hóa chất hữu cơ.
Sơ đồ Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất mía đường.
THUYẾT MINH QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÍA ĐƯỜNG:
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải trên được diễn ra 5 bước xử lý như sau:
* Bước 1: Toàn bộ nước thải của nhà máy đường thải ra sẽ được dẫn vào các mương dẫn nước để đưa về trạm xử lý, ở các mương có song chắn rác để thu gom rác có kích thước lớn như bã mía …những rác này sẽ được đưa ra bãi rác.
* Bước 2: Nước thải đưa vào hầm bơm tiếp nhận sau đó dẫn tới bể lắng đợt I để thu lượng chất thải có khối lượng lớn như bùn cát…đưa đến sân phơi bùn.
* Bước 3: Nước thải từ bể lắng đợt I sẽ đưa vào bể điều hoà rồi đến bể aeroten ở đây chúng ta cần phải có các máy sục khí để tăng không khí giúp cho các vi sinh vật Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flavobacterium, phân hủy lượng chất hữu cơ BOD và COD, ở bể aeroten thì cần có bùn hoạt tính và bùn hối lưu ở giai đoạn này nước thải sẽ được vi sinh vật phân hủy mạnh nhất.
* Bước 4: Sau đó lượng nước thải dẫn tới bể lắng đợt II mục đích là lắng lượng bùn chất thải do vi sinh vật phân hủy và cuối cùng nước thải đưa vào bể khử trùng để giảm bớt mùi hôi thối trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
* Bước 5: Lượng bùn chúng ta lắng được từ bể lắng đợt II chúng ta thiết kế thu gom bùn bằng cách bơm về bể ổn định bùn và qua quá trình bể nén bùn, máy ép bùn và sử dụng các loại vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải mía đường tiên tiến!
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Môi trường TNT Việt Nam
Trụ sở: Số 20, Ngõ 23/11 Nguyễn Phúc Lai, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội
ĐT: 04.6292.3536 Hotline: 0989.132.662
Email: baovemauxanh@gmail.com